Thị trường gỗ tự nhiên ở Việt Nam hiện nay rất phát triển, Với rất nhiều những ưu điểm nổi trội cùng với sự đa dang về chủng loại, nên khách hàng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Những loại gỗ quý hiếm được rất nhiều người ưa chuộng và săn đón, trong đó có loại gỗ Cẩm.
Vậy chúng ta cũng tìm hiểu về gỗ cẩm xem loại gỗ này có gì đặc biệt mà lại có sức tiêu thụ lớn trên thị trường như vậy.
Hiện nay trên thị trường gỗ cẩm có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng chính xác sẽ có 6 loại chính như: Cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm thị và cẩm Nam Phi. Dù là gỗ cẩm nào đi nữa thì đặc trưng chung của gỗ cẩm cũng là: Vân gỗ rất đẹp, chất gỗ cứng, bền và chắc, thớ gỗ mịn, tôm nhỏ. Gỗ cẩm thuộc nhóm 1A là nhóm gỗ quý hiếm và được bảo tồn nghiêm ngặt.
Về mặt giá trị của các loại gỗ cẩm: Vua của các loại gỗ cảm là gỗ cẩm thị bởi nó có mức giá cao nhất, còn cẩm mắt quỷ có giá trị cao thứ hai nên được mệnh danh là nữ hoàng gỗ cẩm. Vị trí kế tiếp sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ và cuối cùng là cẩm Nam Phi có giá trị rẻ nhất
– Ưu điểm: Vân gỗ của loại này được xếp hàng đầu trong việc xét mức độ sắc nét, độc đáo và tinh tế. Vân gỗ không hề thua các loại gỗ quý hiếm hơn như: gỗ trắc, gỗ sưa hay gỗ mun. So về mặt bằng chung thì giá của gỗ cẩm cũng không phải là qua cao nên những người Việt ưa chuộng loại gỗ này có thể sở hữu những sản phẩm từ gỗ cẩm với giá cả hợp lý. Gỗ cẩm rất cứng,chắc và bền, không bị mối mọt, có thể hàng trăm năm, càng để lâu gỗ càng bóng và mịn.
– Nhược điểm: Tương tự như gỗ mun, gỗ cẩm dòn, do nó dễ bị vỡ. Chính vì vậy khi làm những đồ nội thất hay tác phẩm nghệ thuật từ nó ta không nên để mộc mà phải sơn lớp sơn PU hoặc đánh Vecni để đảm bảo được độ ổn định của gỗ.
– Gỗ cẩm sừng: Loài gỗ này có màu đỏ đen, nhìn gần mới thấy rõ được vân gỗ, chất gỗ cứng, bền như sừng. Vân gỗ của cẩm sừng rất sắc nét. Bình thường cẩm sừng khi mới cưa xong sẽ có mùi thơm đặc trung của gỗ, để lâu mùi thơm đó sẽ không còn. Nếu như nhìn không kỹ gỗ cẩm sừng rất dễ nhận nhầm với 2 loại gỗ đó là gỗ muồng đen và gỗ mun sừng. Bởi vậy nên bạn cần xem xét kỹ lưỡng để tránh bị nhầm với 2 loại gỗ này.
– Gỗ Cẩm lai: Gỗ này có màu đỏ đặc trưng, vân gỗ rất đẹp, màu nhạt hơn màu của gỗ cẩm chỉ. Hơn nữa, Cẩm lai có rác gỗ màu trắng tươi, không bị mối mọt. Vì vậy mà khi chế tác sản phẩm từ gỗ cẩm thường để lại phần rác để các tác phẩm thêm đặc sắc và cuốn hút.
– Gỗ cẩm nghệ: Có màu vàng, vân gỗ của loại này kém hơn so với các dòng gỗ cẩm khác. Tuy nhiên chất gỗ độ cứng, độ bền thì không thua kém. Điểm nổi bật của gỗ là màu sáng, dễ gây sự chú ý của mọi người hơn các loại gỗ khác.
– Gỗ Cẩm Thị – Vua của gỗ cẩm: CÓ màu đen của vân xen lẫn màu trắng ngà, vân và thịt gỗ phân biệt khá rõ nét. Nhìn gỗ cẩm thị ta có cảm giác nó rất giống mun hoa (mun sọc). Nhưng điểm khác nhau cơ bản của 2 loại này là vân và thịt. Gỗ cẩm thị này rất được ưa chuộng nên giá thành cao.
– Gỗ cẩm nam phi: Gỗ màu đỏ, tương đối giống với cẩm lai nhưng giá trị kém hơn nhiều bởi vì cẩm nam phi thua cẩm Việt về tất cả mọi mặt: Độ cứng, vân đẹp, độ bền…
Là một trong những dòng gỗ tự nhiên quý, cây gỗ cẩm được ứng dụng trong thiết kế nội thất và để đóng những đồ đạc cao cấp trong gia đình như; Tủ bếp gỗ cẩm, bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo, làm đồ mỹ nghệ, đồ chạm khảm, đồ nội thất tráng trí.
Tùy theo nhu càu sử dụng của mỗi gia đình và mỗi người mà lựa chọn loại gỗ cẩm có đặc tính phù hợp.
Trên đây chúng tôi vừa giúp các bạn tìm hiểu về gỗ cẩm với gỗ cẩm gồm mấy loại? cách phân biệt gỗ cẩm và ứng dụng của gỗ cẩm trong thiết kế nội thất gia đình. Với những ưu điểm vượt trội đó bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình những món đồ nội thất độc đáo, giá trị cao tô điểm thêm không gian sống gia đình mình. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi lựa chọn gỗ cẩm làm đồ nội thất gia đình.