Gỗ bạch dương thực chất là một dòng vật liệu được nhập khẩu vào nước ta để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ của các gia đình và hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Trước sự phong phú của thị trường vật liệu hiện nay thì gỗ tự nhiên vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt bởi nét đẹp sang trọng, gần gũi và rất ấm cúng. Tuy nhiên theo sự cạn kiệt của nguồn gỗ trong nước, các nhà sản xuất đã tiến hành nhập khẩu gỗ từ nước ngoài để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của các gia đình. Trong đó nổi tiếng là loại cây tượng trưng cho sự thân thiện và mến khách của người dân nước Nga nhưng cái tên gọi bạch dương vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy khi nhập khẩu gỗ bạch dương từ các nước Châu Âu về đã khiến không ít người bỡ ngỡ và thắc mắc về đặc tính và ứng dụng của chúng.
Gỗ bạch dương hay còn gọi là gỗ Poplar – đây là thân gỗ của cây bạch dương với tên khoa học là Populus Deltoids. Đây là một loại cây không ưa nước và thường được trồng phổ biến ở những sườn núi dốc hay những khu đất có khả năng thoát nước rốt. Khi cây trưởng thành vưới chiều cao 50m và đường kính thân khoảng 2,4m là có thể khai thác để sử dụng. Hiện nay loại cây ngày thường phân bố ở Mỹ, Nga cùng với các nước Châu Âu.
Loại gỗ này hiện đang có sức hấp dẫn vô cùng nổi bật trong các sản phẩm gỗ cao cấp và được tiêu thụ mạnh mẽ tại Mỹ và nhiều các quốc gia Châu Âu với các ứng dụng khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay thì loại gỗ này cũng được nhiều đơn vị lựa chọn nhập khẩu và cũng đang dần được ứng dụng rộng rãi, được nhiều gia đình quan tâm và lựa chọn.
Nhiều người thường lầm tưởng gỗ bạch dương là gỗ cứng bởi có những đặc tính vượt trội hơn dòng gỗ mềm. Nhưng trên thực tế đây là một loại gỗ mềm, nhẹ với các đặc tính đặc trưng cụ thể như sau:
Gỗ Popular có đặc trưng với tone màu sáng với phần tâm gỗ được bổ sung thêm một chút nâu từ nâu nhạt, nâu xám đến nâu vàng để tạo nên một góc nhìn vô cùng thu hút cho không gian. Dát gỗ có màu kem nhạt, trắng hay vàng nhạt với những đường vệt xuyên màu xanh và màu xám mà những dòng gỗ thông thường không có. Hơn nữa sau một thời gian dài thì màu sắc của loại gỗ này sẽ chuyển dần sang những tone màu tối hơn. Dù vậy chúng vẫn ghi điểm trong mắt các gia đình bởi nét đẹp sang trọng, thanh lịch.
Loại gỗ này có hệ thống vân gỗ khá thẳng, sắc nét, đồng đều nhưng bề mặt lại khá thô. Hơn nữa theo thời gian càng dài thì vẫn gỗ sẽ ngày càng sẫm màu hơn để mang đến cho những sản phẩm nét đẹp thẩm mỹ sang trọng và thu hút hơn rất nhiều lần. Đặc biệt là bề mặt gỗ có ít mắt chết và có khả năng bám sơn tốt để giữ màu và tạo độ bóng cho gỗ nên những sản phẩm nội thất gỗ này thường được đánh giá cao và rất phù hợp với những phong cách nội thất như hiện đại, tối giản, Scandinavian,…
Gỗ bạch dương được giới chuyên môn đánh giá coa với khả năng chống co ngót, cong vênh rất tốt và ít khi bị biến dạng trong quá trình thi công, sử dụng. Ngoài ra do đặc tính không ưa ước của cây nên loại gỗ này rất dễ khô và có thể dễ dàng uốn cong bằng hơi nước. Hơn nữa chất gỗ cũng có khả năng bám keo và bám ốc, vít rất tốt mà không bị nứt vỡ trong quá trình thi công. Ngoài ra trọng lượng của gỗ khá nhẹ nên sẽ giúp cho việc sản xuất, thi công và vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên khả năng năng chịu va đập của gỗ bạch dương khá là kém, khi bị va đập mạnh thì bề mặt của gỗ có thể bị trầy xước và thậm chí là xuất hiện những vết lõm. Hơn nữa khả năng chịu lực nén và lực uốn xoáy của gỗ khá thấp, rất dễ bị nứt vỡ. Ngoài ra thì tâm gỗ không có khả năng chống mối mọt và khá mềm nên rất dễ bị mối mọt tấn công.
Hiện nay loại gỗ đang rất được yêu thích và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại Mỹ và khu vực Châu Âu. Đặc biệt là nội thất gỗ bạch dương luôn chiếm trọn sự yêu thích của các gia đình bởi nét đẹp sang trọng đầy thanh lịch và tinh tế. Hơn nữa với hệ vân gỗ sắc nét cùng màu sắc tươi sáng cùng bề mặt nhẵn, ít mắt chết nên sẽ giúp mang đến cho không gian một nét đẹp xinh đẹp đầy thu hút. Hơn nữa gỗ có khả năng bám sơn rất tốt cho phép người dùng có thể thoải mái lựa chọn sơn những bảng màu khác nhau để phù hợp với sở thích và thể hiện gu thẩm mỹ thời thượng của mình.
Tuy nhiên loại gỗ này được khuyên là không nên sử dụng trong thi công cửa, sàn hay là sử dụng trong thi công ngoại thất bởi độ bền của chúng của chúng không cao, khả năng chịu va đập và chịu lực kém và còn dễ bị mối mọt, cong vênh.
Trong bài viết trên đây Hoàng Gia Design đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu gỗ bạch dương là gì cũng như là các đặc điểm cụ thể và ứng dụng của dòng vật liệu này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về nhiều dòng vật liệu gỗ khác được ưa chuộng sử dụng hiện nay.