Gỗ ghép hay còn còn gọi là gỗ ghép thanh là một cái tên khá mới đối với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng khá phổ biến trong thiết kê nội thất. Vậy gỗ ghép là gì? và những ưu nhược điểm như thế nào mà lại được sử dụng nhiều như vậy.

gỗ ghép là gì

Qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về gỗ ghép là gì và ưu nhược điểm của nó.

1. Định nghĩa gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép (hay con gọi là gỗ ghép thanh) nguyên liệu chính để sản xuất là từ những loại gỗ rừng trồng. Được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên lại với nhau sử dụng công nghệ hiện đại nhất để ghép chúng với nhau, tạo nên những tấm gỗ lớn. Trải qua quy trình tẩm sấy chuyên nghiệp hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ những yếu tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc.

gỗ ghép là gì

Với công nghệ hiện đại và các đường mối nối se khít giúp cho các tâm gỗ được ghép khít chặt lại với nhau, khi nhìn vào nó chỉ nhỏ như đường chỉ thôi.

Khu vực sản xuất gỗ ghép lớn nhất trên thế giới thuộc về Châu Âu bởi nơi đây có những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếp đến là Châu Á và Châu Mỹ. Ngoài ra tại Châu Á thì Nhật Bản là quốc gia có trình độ ghép gỗ xuất sắc nhất, chỉ cần tạo mộng mà không phải dừng keo.

2. Các kiểu ghép gỗ hiện nay

Với ngành công nghiệp ghép gỗ hiện nay thì có những kiểu ghép gỗ sau:

–  Ghép gỗ song song: những tấm ván gỗ có cùng chiều dài, chiều rộng có thể khác, chúng được ghép vào song song với nhau nên có tên gọi là gỗ ghép song song.

gỗ ghép là gì

–  Ghép Mặt: (ghép nối đầu hay ghép finger): Đây là kiểu ghép tấn ván có nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa, rồi ghép các thanh có chiều dài như nhau. Ghép song song với các thanh còn lại, chỉ nhìn thấy vết răng trên bè mặt ghép.

gỗ ghép là gì

–  Ghép cạnh: Kiểu ghép này là sử dụng những tấm ván có nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt rồi ghép thành các thanh bằng nhau. Ghép song song các cạnh tương ứng với nhau.

–  Ghép giác: Sử dụng nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó cũng ghép chúng song song với nhau.

3. Ưu – Nhược điểm và ứng dụng của ngành công nghiệp gỗ ghép này.

a) Ưu điểm

+)  Về độ bền của gỗ ghép do được ghép bằng công nghệ hiện đại, gỗ đã được tẩm sấy kỹ lưỡng, nên độ bền không thua kém các dòng gỗ tự nhiên là bao.

+)  Gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt đã được xử lý tốt nên có độ bền màu cao, khả năng chống xước và chịu va đập tốt.

+)  Không bị mối mọt, cong vênh như những loại gỗ khác.

+)  Giá thành của gỗ ghép rẻ hơn gộ tự nhiên rất nhiều từ 20 – 30%.

+)  Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết đươc vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

b) Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ ghép này là sự đồng đều về màu sắc không cao trên cùng một tấm gỗ về màu của đường vân.

c) Ứng dụng của gỗ ghép

gỗ ghép là gì

Ở Việt Nam thì gỗ ghép được sử dụng khá nhiều ở các tỉnh thành hiện nay. Gỗ ghép được sử dụng trong các làm vật gia đình hay đồ nội thất như sau:

–  Thiết kế nội thất shop bán hàng, văn phòng,

–  Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng.

–  Làm đồ nội thất ngoài trời (bởi khả năng chống ẩm và mối mọt cao)

–  Làm kệ sách, kệ treo tường.

–  Làm sàn gỗ gia đình và văn phòng.

–  Làm khung tranh.

–  Làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Như vậy Hoàng Gia Design vừa mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về gỗ ghép là gì? và ưu nhược điểm của nó. Mong rằng với những đặc tính ưu điểm của gỗ ghép mà chúng tôi cung cấp, nó sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn chắc chắn về loại vật liệu để trang trí trong tổ ấm tương lai của mình nhé !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mẫu giường ngủ giật cấp gỗ tự nhiên

Top 10 mẫu giường ngủ giật cấp độc đáo và tiện nghi

Giường ngủ giật cấp được xem là giải pháp hoàn hảo cho những phòng ngủ…

Chọn thảm trải sàn trong thiết kế căn hộ 40m2

Tư vấn phương án thiết kế căn hộ 40m2 ấn tượng

Thiết kế căn hộ 40m2 tuy có diện tích hạn chế nhưng vẫn đảm bảo…

Ánh sáng trong thiết kế phòng làm việc

Tư vấn phương án thiết kế phòng làm việc tại nhà ấn tượng

Thiết kế phòng làm việc tại nhà vô cùng độc đáo và ấn tượng giúp…

Thiết kế phòng ngủ không có cửa sổ

Bỏ túi cách thiết kế phòng ngủ không có cửa sổ tuyệt vời

Thiết kế phòng ngủ không có cửa sổ với một vài lời khuyên hữu ích…

Thiết kế phòng ngủ có bàn làm việc

Top 10 ý tưởng thiết kế phòng ngủ có phòng làm việc ấn tượng

Thiết kế phòng ngủ có bàn làm việc với cách bố trí hợp lý sẽ…

Phòng ăn biệt thự

Gợi ý top 07 mẫu phòng ăn biệt thự sang trọng, cuốn hút

Mẫu phòng ăn biệt thự với ưu thế về diện tích cho phép dễ dàng…

Hotline: 0981 225 888